21 thg 2, 2014

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và vấn đề "Chảy máu chất xám"

Đề: phân tích câu "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" cũng như nếu ý kiến của em về tình trạng "Chảy máu chất xám" của nước ta hiện nay    



 “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” quả không phải là câu nói sai lầm. Tuy nhiên, nếu nói như vậy chẳng phải Việt Nam chúng ta đang đánh mất “nguyên khí” của chính chúng ta hay sao? Tình trạng chảy máu chất xám hiện đang là một thực trạng đau đầu của xã hội nước ta hiện nay, khi giới trẻ cứ lần lượt rời quê hương này để học tập và dựng nghiệp ở nước khác, mà bản thân nước ta cũng chưa thật sự tìm được giải pháp giải quyết hợp lí nào.

    Trước tiên, tại sao nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là không sai? Nhân tài thôi chưa đủ để được gọi là hiền tài. Hiền tài phải là người không chỉ tài cao học rộng mà còn phải có đức hạnh, không khiến người khác chê cười. Nguyên khí  theo nghĩa Hán là khí chất cơ bản nhất làm nên sự sống và phát triển sự vật. Qua đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của hiền tài mà câu nói đã đề cập tới. Như vậy, vì sự sống còn và phát triển của nước nhà, hiền tài đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu, gắn liền chặt chẽ với sự thịnh, suy của đất nước. Họ là thành phần tri thức, có kinh nghiệm kĩ thuật cũng như đạo đức để phát triển đất nước. Nếu một đất nước chỉ toàn những kẻ vô đạo đức hay không có kĩ thuật hay kiến thức thì đất nước đó sẽ chẳng khác gì quay trở lại thời kì đồ đá nguyên sơ nhất, mãi mãi dậm chân tại đó mà không thể đi lên. Bệnh dịch sẽ không có bác sĩ chữa trị, mùa màng sẽ khó bội thu khi nông dân thiếu hiểu biết, tệ nạn sẽ tràn lan khi con người không có đạo đức hay kiến thức. Từ những hình ảnh trên, ta có thể cảm nhận được sự thiết yếu của hiền tài đối với một đất nước.

     Mặc dù câu nói đã được khắc trên bia đá (là tiêu đề của bài văn bia) từ hàng trăm năm về trước, nhưng cho đến nay, lời dạy này vẫn luôn là quan niệm đúng đắn, có ý nghĩa tích cực cần được giứ gìn và tiếp tục phát triển. “Nguyên khí thnh thì thế nước mnh ri lên cao.”, “Nguyên khí suy thì thế nước yếu ri xung thp”. Do thấy được tầm quan trọng của hiền tài, từ xưa, các đấng minh vương luôn “ly vic bi dưỡng nhân tài, kén chn k sĩ, vun trng nguyên khí làm vic đu tiên”. Ngay từ hơn một ngàn năm trước, các đời Lí, Trần, Lê đã cho lập các khoa thi tuyển chọn, phong chức tước cho những con người tài năng. Một minh chứng hùng hồn nhất chính là khi vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu – Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên tại Việt Nam, một nơi để thờ Khổng Tử, thể hiện sự ngưỡng mộ về tài sức của ông. Song song đó, Quốc Tử Giám còn là nơi giáo dục, tạo ra các hiền tài cho đất nước mà ngay từ đầu chính là con của vua, quan, quý tộc. Bấy nhiêu vẫn được cho là chưa đủ, do đó,  vua Lê Thánh Tông lại cho lập bia để tuyên dương những người tài thi đỗ tiến sĩ. Mục đích không chỉ dùng để vinh danh mà còn làm động lực thúc đẩy nhân dân học tập cũng như làm bàn đạp cho các tiến sĩ đã được khắc tên càng tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, hành động này giúp cho người đời sau như chúng ta hiểu được vai trò của người hiền tài, lưu gương sáng và động viên cho người đời sau.



    Thế tại sao lại nói “ Chảy máu chất xám” lại đang là vấn nạn đau đầu? “Chảy máu chất xám” thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Đối với các nhà có tiền của thì việc du học tất nhiên không phải là vấn đề, nhưng kể cả con em của các gia đình bình thường hay thậm chí kém may mắn cũng nỗ lực tìm kiếm học bổng của các trường học danh tiếng ở nước ngoài. Tình trạng hiên nay chính là các học sinh sinh viên sau khi ra nước ngoài học tập và tốt nghiệp thì rất ít em trở về. Những số liệu cho thấy khoảng 70% sinh viên du học không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Hầu hết các em ở lại đất nước mà mình học tập để tiếp tục làm việc, nhập quốc tịch và thậm chí bảo lãnh cả gia đình sang định cư. Nhiều người chia sẻ rằng sau khi tốt nghiệp, họ cũng nghĩ sẽ trở lại Việt Nam làm việc nhưng với tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, họ thật sự không có cơ hội cũng như không dám mạo hiểm. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp cảm thấy chán nản bởi không thật sự có thể áp dụng tất cả những gì mình học được ở quê nhà, mà nguyên nhân chính thường là do các kiến thức của họ còn quá mới mẻ ở Việt Nam.

     Nếu nói đến một số nguyên do thì phải chăng chính sách giáo dục của nước ta chưa thích hợp? Có nhiều tranh cãi cho rằng việc để các em ra nước ngoài học tập là một hành động đúng, giúp các em có cơ hội học tập và trải nghiệm tốt hơn để trở về và giúp ích cho tổ quốc, nhưng thực trạng lại không phải vậy. Tất nhiên ở đây chúng ta không đề cập tới các con em gia đình có tiền của ra nước ngoài học tập thất bại và quay về nước. Nguyên nhân có lẽ dù không đề cập thì mọi người cũng hiểu được phần nào. Đa phần giới trẻ hiện nay rất bức xúc với chính sách giảng dạy “ưu tiên lý thuyết” của nước ta. Nếu so sánh với các trường học nước ngoài, chúng ta có thể thấy họ luôn lấy mục tiêu “học là để hành” làm mục tiêu đầu. Tuy Việt Nam ta cũng cố gắng học theo, nhưng vấn đề lý thuyết vẫn chiếm quá nặng nề trong chương trình học của học sinh, thậm chí một số kiến thức còn thuộc dạng chuyên sâu mà bản thân học sinh không thật sự cần khi ra đời sống. Cũng không thể trách được khi nước chúng ta hiện tại chỉ là một nước đang phát triển, các cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện nên hiển nhiên điều kiện để các em thực hành sẽ thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. 



     Bên cạnh đó không thể không kể đến các nước khác còn đưa ra các chính sách rất đang mơ ước thu hút người tài như các học bổng 100% học phí toàn phần, bao cả phí ăn ở. Thậm chí một số quốc gia như Nhật Bản còn có các chính sách hỗ trợ việc làm thêm với mức lương thậm chí còn cao hơn lương cho người hợp tác lao động cho các du học sinh. Trong khi ở nước ta, các em phải đóng một khoảng tiền mà càng lúc giá lại càng tăng mỗi năm cho việc đi học thêm hay học hè tại trường, ở nước khác, người ta thậm chí còn trả tiền để chính các em đi học. Họ thậm chí còn hứa cho các em vay tiền để học tiếp, bù lại chính các em phải làm việc tại nước họ sau khi ra trường. Họ cấp các em nhà, xe và thậm chí hỗ trợ các em kết hôn và các phí sinh hoạt gia đình rất hoành tráng. Trước những cám dỗ tuyệt vời như vậy, liệu còn bao nhiêu em thật sự muốn trở về để góp phần giúp nước ta phát triển? Ngoài ra, một trong các nhân tố quyết định chính là ở gia đình các em, khi nhà nhà đều muốn con em mình ra nước ngoài để có được mức lương cũng như điều kiện sống tốt hơn, sau này còn có thể bảo lãnh người nhà ở cùng hay ít nhất gửi lương giúp đỡ gia đình hàng tháng. Thậm chí có một số gia đình đầu tư (nhất là về mặt ngoại ngữ) cho con em mình ngay từ khi còn rất nhỏ để mong các bé sau này sẽ có nhiều cơ hội học tập tại nước ngoài hơn người khác. Chính các cha mẹ phụ huynh học sinh luôn cố gắng tìm mọi cách, đốc thúc các em học học hành để ra khỏi Việt Nam, vì theo họ, “chỉ ở trong nước thì sẽ không bao giờ phát triển được. Đây chính là một số nguyên do cơ bản dẫn đến hiện tương “ Chảu máu chất xám” tại Việt Nam.

     Cuối cùng, chúng ta vẫn phải thấy rằng điều này hoàn toàn không thể chỉ đổ lỗi cho bộ giáo dục hay nhà nước. Bản thân mỗi người phải tự giác ý thức và nỗ lực để trở thành hiền tài vừa có tài vừa có đức cho đất nước. Cũng chính vì nguyên do các em đi ra nước ngoài sinh sống và làm việc, không trở về khiến cho đất nước ta mất đi rất nhiều nhân tài. Nhiều nhà chức trách cho rằng một du học sinh sẽ có cơ hội việc làm tốt và đảm bảo hơn rất nhiều so với các học sinh tốt nghiệp trong nước bởi họ có ngoại ngữ cũng như kĩ thuật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã rất cố gắng trong việc hạn chế chảy máu chất xám đang diễn ra. Một trong các giải pháp hiệu quả nhất là chính sách J-VISA. Đây là chính sách yêu cầu sinh viên trở về nước sau khi tốt nghiệp được Hoa Kì ban hành nhầm cải thiện tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam. Với chính sách này, sinh viên trong hai năm không thể trở lại Mỹ với Visa nhập cư hay lao động. Nhà nước ta cũng rất cố gắng hỗ trợ tiền lương và nhà ở. Song điều kiện của các chương trình này không đồng nhất bởi thực tế là chính phủ Việt Nam khổng đủ điều kiện thực sự để cung cấp những việc làm phù hợp với những đối tượng này.


     “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Người xưa dạy bảo chẳng mấy khi sai. Nhưng Việt Nam chúng ta hiện nay đang đánh mất hiền tài của chính mình. Dù một số chuyên gia cho rằng số tình hình “chảy máu chất xám” đau đầu hiện nay sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và số lượng người quay về nước ở những năm tiếp theo sẽ tăng ở những năm tiếp theo, song đó cũng không phải là một sự chắc chắn. Bản thân những con người đang ngồi trên ghế nhà trường như chính chúng em phải cố gắng trao dồi đạo đức cũng như kiến thức, nỗ lực để chính mình trở thành hiền tài cho chính quốc gia này.

Messie Huỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét