24 thg 5, 2013

so sánh hình tượng người lính giữa "Bài thơ tiểu đội xe không kính" và "Đồng chí"

Cảnh báo: bài viết hơi nghiêng về phía BTVTĐXKK nên mọi ng` cẩn thẩn khi dùng làm tài liệu
còn nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ và diễn đạt, nhưng tạm thời tớ chưa có thời gian sửa chữa hay dò kĩ lại, nếu ai đọc đc và tìm ra lỗi, hãy để lại lời nhắn, và tớ sẽ xem xét và sửa lỗi để đưa ra bài viết tốt nhất


    
 Đất nước Việt Nam ta với lịch sử nghìn năm chống giặc đã được ghi vào nền văn học nước nhà bằng rất nhiều tác phẩm tuyệt vời. Trong số đó có không ít tác phẩm viết về hình ảnh người lính qua nhiều thời kì bảo vệ tổ quốc. Mỗi tác giả một phong cách, nhưng tất cả họ đều để lại trong lòng người đọc nhiều hình ảnh đẹp về cái gian, cái khổ cũng như tinh thần bất khuất, quả cảm, yêu nước của người lính. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Đồng chí” của Chính Hữu có thể được xem là hai tác phẩm tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ và chống Pháp. Cả hai đều có những điểm giống nhau về mặt ý nghĩa, song mỗi tác phẩm lại có cho mình chất rất riêng.

     “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Đồng chí” đều phản ánh rất chân thực về hình ảnh người lính cách mạng trong công cuộc bảo vệ nước nhà. Bởi lẽ, cả hai tác giả Phạm Tiến Duật và Chính Hữu cùng là những người lính trẻ, tốt nghiệp xong đại học đã phải nhập ngũ, bỏ cả khát vọng và tương lai phía trước. “Tổ quốc lâm nguy thất phu hữu trách”.

     Cả hai bài thơ đều khởi đầu bằng hình ảnh người lính đầy mộc mạc với tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất, sẵng sang hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Người xưa có câu: “Tổ quốc lâm nguy thất phu hữu trách”, phận làm trai sao có thể ngồi yên khi quê hương lâm vào cảnh lầm than. Ở “Đồng chí”, những người lính xuất thân từ nghề nông chân lấm tay bùn, với cuộc sống khó khăn nghèo đói “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là nông dân, chân chất mộc mạc, nay vì tổ quốc lâm nguy mà tình nguyện đứng lên, bỏ “ruông nương”, “gian nhà” với cày cuốc, vốn là tài sản một đời của họ, lại phía sau để thay vào đó là khẩu súng anh hùng bảo vệ nước nhà, dấn thân vào cuộc đời chiến sĩ. Từ “gửi”, “mặc kệ” như nói lên lòng quyết tâm, khẳng định tinh thần của họ. Không xây dựng hình ảnh người nông dân áo lính như “Đồng chí” Chính Hữu, hình ảnh các chàng thanh niên trai trẻ đầy tri thức, tài năng, triển vọng cho tương lai phải từ bỏ giấc mơ để bước vào cuộc chiến được Phạm Tiến Duật miêu tả rất chân thực trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với giọng thơ đậm chất khẩu ngữ, dí dỏm của mình, những chàng lính trẻ lái xe Trường Sơn hiện lên thật sống động trong lòng đọc giả.

    Tất nhiên, đã là chiến tranh thì ắt phải đau thương, khốc liệt. Cả hai bài thơ đều đã hoàn thành rất xuất sắc vai trò của mình trong việc truyền đạt sự tàn nhẫn, gian khổ ấy của cuộc đời cách mạng của người chiến sĩ. Khác với lối viết câu thơ như lời nói của Phạm Tiến Duật, với phong cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, viết ít hiểu nhiều, Chính Hữu đã cho ta thấy cuộc đời người lính thời kì đầu chống Pháp gian nan thế nào. Hình ảnh “áo… rách vai”, “quần.. có vài mảnh vá”, “chân không giày” nói lên sự thiếu thốn của cuộc sống lúc bấy giờ. Song, sự khó khăn còn to lớn hơn khi phải đối mặt với những cơn “sốt run người”của rừng đêm, bởi không cần phải ra ngoài mặt trận làm gì, họ vẫn có thể ra đi vì những căn bệnh mà lúc bấy giờ vẫn chưa có thuốc. Với Phạm Tiến Duật, thay vì diễn tả cái khó trong sinh hoạt của người lính như Chính Hữu, ông chọn cho mình cái thật hơn, sự khốc liệt của chiến tranh. Ngay ở cái tựa bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã nêu lên được cái khốc liệt đó. Ban đầu, chiếc xe nào cũng lành lặn, đầy đủ như nhau, nhưng qua ngày tháng “bom giậc bom rung” thì dù cho có là chiếc xe tốt nhất đi nữa thì vẫn phải hỏng. Không chỉ dừng lại ở kính, những chiếc xe trên đường Trường Sơn còn tồi tàn hơn với “không có đèn”, “không có mui xe”, “thùng xe có xước”. Tuy nhiên, đâu chỉ chiếc xe mới chịu đau chịu khó, chính những người lính ngồi trên chúng mới là những con người đáng quí hơn cả. Họ không chỉ phải lái những chiếc xe gần như hỏng kia, mà họ còn phải đối mặt với gió, mưa, bụi và bom của đường Trường Sơn nắng gió.

      Tuy chiến tranh khó khăn, tàn bạo là thế, những người lính vẫn luôn yêu đời, tình đồng chí đồng đội vẫn luôn tồn tại, là nguồn động lực, dộng viên tinh thần mỗi một người lính, được thể hiện rất rõ nét và chân thực ở cả hai bài thơ, gây cho người đọc nhiều xúc cảm sâu lắng. Qua giọng thơ dí dỏm của Phạm Tiến Duật, những cái khó ấy hóa lông hồng, nhẹ tênh trước sự yêu đời, lạc quan, ngang tàn và niềm tin chiến thắng của những người lính trẻ. Nếu có “gió” thì “xoa mắt đắng”, “bụi phun” thì cứ “phì phèo châm điếu thuốc”, “cười ha ha”, “mưa phun mưa xối” thì “gió lùa khô mau thôi”. Sự lạc quan thể hiện rõ nét nhất qua giọng điệu “cười ha ha” trước sự nguy hiểm. Nếu so sáng với “cười buốt giá” của “Đồng chí” thì nụ cười của những người lính lái xe Trường Sơn này thoải mái hơn, lạc quan hơn rất nhiều, dù hiện thực chiến tranh Mĩ nếu so ra có vẻ khốc liệt hơn cuộc chiến chống Pháp. Niềm tin, sự động viên của những người lính còn được truyền tới nhau qua những cái nắm tay đầy ý nghĩa. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những cái nắm tay chắc nịch, thân tình truyền nhau hơi ấm, tình yêu thương cũng như lời chúc phúc. Song, không như “Đồng chí”, cái bắt tay của “BTVTĐXKK” nhanh hơn rất nhiều, không chỉ truyền nhau niềm tin hi vọng, mà qua đó còn cho ta thấy sự tàn khốc của chiến tranh, mang theo niềm tin kia ra chiến trường mà vạn người đi không đường về. “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Trong chiến khu, mọi người là nhà, là anh em. Ở “Đồng chí”, những người lính là những người nông dân chân lấm tay bùn “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”, là người xa lạ nhưng sau rốt lại gắn bó “thành đôi tri kỉ”, từ tri kỉ ý nói như bạn đời, như thân quen lắm. Bên cạnh “đôi tri kỉ” của Chính Hữu, Phạm Tiến Duật lại diễn tả sâu sắc hơn nữa tình đồng chí đồng đội của những người lính, “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. “Tri kỉ” sau rốt vẫn là bạn, nhưng “gia đình” lại là chung máu mủ, là ruột thịt huyết thống. Hình ảnh “chờ giặc tới” hay “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” thể hiện nên một đức tính đẹp của người lính. Dù mỗi người lính một cá tính, thì khi đã là một người lính, họ đều giống nhau ở chỗ ai trong họ cũng là một con người quả cảm, ngoan cường, sống trong họ chính là niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Từ “vẫn” như muốn nhấn mạnh sự quyết tâm của họ. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, câu thơ cuối cùng của “BTVTĐXKK” dù không có vần điệu với những câu thơ khác, song lại thể hiện rất mạnh mẽ niềm tin của người lính vào chiến thắng. Các sử dụng hình ảnh hoán dụ “trái tim” như làm đẹp hơn những người lính quả cảm giàu khát vọng hòa bình độc lập.

   Mặc dù hai bài thơ có cùng nét tương đồng về ý nghĩa nói lên hiện thực chiến tranh khốc liệt và nâng cao tình đồng đội, nhưng bên cạnh đó, cả hai đều có những nét đẹp đặc trưng cho riêng mình. Ngoài cái cơ bản khác nhau về những thứ như tựa đề hay tác giả, thì cả hai bài thơ còn được viết ở hai bối cảnh riêng biệt. Bài thơ “Đồng chí” được viết trong thời kháng chiến cống Pháp, còn “BTVTĐXKK” được khắc họa dưới bầu trời Trường Sơn bom đạn những năm nước ta kiên cường đánh Mĩ. Ngoài ra, cả hai bài thơ còn khác nhau ở phong cách văn ở mỗi tác giả. Như đã đề cập ở trên, với lối viết cô đọng hàm súc, lời ít ý nhiều, nhà thơ Chính Hữu đã cho ra đời “Đồng chí”. Còn với Phạm Tiến Duật, phong văn của ông mang tính khẩu ngữ, lời thơ tựa lời nói song vẫn đậm chất thơ, đã tạo nên một “BTVTĐXKK” mà chúng ta đang nói đến hôm nay. Về nội dung cả hai bài thơ, tuy giống nhau nhiều mặt nhưng nếu chú ý, ta có thể cảm nhận được rằng “Đồng chí” của Chính Hữu, giống như tựa đề, tập trung đề cao tình đồng đội anh em keo sơn gắn bó, còn với “BTVTĐXKK”, nhà thơ Phạm Tiến Duật lại đẩy mạnh cái gian khó của các chàng chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong công cuộc bảo về nước nhà.


    Tuy có nhiều điểm giống nhau cũng như khác nhau nhưng cả hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “BTVTĐXKK” của Phạm Tiến Duật đều góp một phần không nhỏ trong việc làm phong phú hơn nền văn học nước nhà, đề cao tình đồng chí đồng đội và nhất là hình ảnh người lính qua cả hai thời kì. Hai tác phẩm cũng đã làm nên tên tuổi của nhà thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật. Sau khi được đọc và cảm nhận, em nhận ra rằng mình nên trân trọng thời bình êm đềm ấm no mà bao ông cha đi trước hi sinh thân mình để thế hệ hôm nay có được. Cố gắng học thật giỏi, trở thành người công dân tốt để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để sự hi sinh kia không phải là vô nghĩa.

Messie Huỳnh

16 nhận xét:

  1. Nặc danh22:42 10/6/13

    Cũng đ.c đấy

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:13 22/10/13

    hay quá chắc bạn học văn giỏi lắm phải không

    Trả lờiXóa
  3. tự viet dc ntn la qua hay
    :))

    Trả lờiXóa
  4. thanks you so much
    paj ziek hay lém lun ă <3 <3

    Trả lờiXóa
  5. Có bạn nào viết ngắn gọn hơn không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. này bn nên hỏi gg chứ sao lại cmt trong blog mình ???

      Xóa
  6. - có chút góp ý :)), ý của bài trên còn lộn xộn giữ điểm chung vá điểm riêng, chưa mạch lạc cho lắm với nên phân đoạn lại. nên thêm thơ trích dẫn cho bài để dễ phân tích sự khác nhau. Tránh nơi chung chung để người khác hiểu mơ hồ :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh13:16 5/3/18

      đó gọi là cách viết song hành

      Xóa
  7. Hay quá bạn ơi 😘😍 👍👍👍

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh12:58 5/3/18

    còn nhiều thiếu sót

    Trả lờiXóa
  9. cần phải giải thích hình tượng người lính

    Trả lờiXóa
  10. BTVTĐXKK là j thế ak

    Trả lờiXóa